MỘT SỐ GIẢI PHÁP “XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM GIAI ĐOẠN 2016-2020”
I.Đặc điểm tình hình
- Qui mô phát triển mạng lưới trường lớp
Trường mầm Non Tân Công Chí có 06 lớp được tổ chức bán trú với số trẻ 139 trẻ được chia thành:
+ Nhà trẻ 25-36 tháng: 15 trẻ
+ Mầm: 20 trẻ
+ Chồi: 48 trẻ
+ Lá: 56 trẻ
Hình ảnh trường mầm non Tân Công Chí
1.2 Thuận lợi:
– Đơn vị được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục và Đào Tạo Tân Hồng
+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình và an tâm công tác, yêu nghề, thực hiện nghiêm túc chỉ của các cấp về việc thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm Non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020
– Phụ huynh học sinh luôn quan tâm, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
1.3 Khó khăn
– Do hạn chế về kinh phí nên chưa tạo điều kiện tốt cho trẻ tích cực trải nghiệm, khám phá.
– Kĩ năng tổ chức các hoạt động của một số giáo viên chưa sáng tạo nhiều, chưa thể hiện tốt quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
– Các góc hoạt động nội dung chơi còn ít cho trẻ lựa chọn, còn lăp đi lặp lại.
– Điều kiện của phụ huynh ở điểm trường phụ còn gặp nhiều khó khăn nên việc ủng hộ còn hạn chế.
– Để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, thực hiện tốt công tác CSGD trẻ và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhà trường đã triển khai một số giài pháp thực hiên chuyên đề như sau:
- Thực Trạng
Thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm Non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2019-2020” trường mầm non Tân Công Chí đã chú trọng vào công tác đổi mới sáng tạo trong dạy học, trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động. Năm học 2018-2019 nhà trường đã xây dựng và cụ thể hóa các nhiệm vụ năm học với phương châm “ Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của CBQL, GV, Nv và phụ huynh.
Trên cơ sở kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp, phòng GDĐT Tân Hồng, nhà trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất. Đội ngũ CBQL, GV, NV cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn tâm huyết nhiệt tình, có trách nhiệm, nghiệp chuyên môn vững vàng đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ. Đời sống kinh tế của nhân trong xã ngày cáng được cải thiện, nhận thức của phần lớn cha mẹ trẻ về việc học hành trẻ có sự thay đổi.
Nhà trường có 02 điểm trường với 06 nhóm lớp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu cấp trên giao. Tuy nhiên qua đánh giá cho thấy nhà trường cũng còn gặp một vài hạn chế cần quan tâm đó là:
+ Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, việc tạo môi trường giáo dục đôi khi còn chưa đạt hiệu quả cao, chưa phát huy được toàn diện các mặt phát triển của trẻ nên chất lượng giáo dục ở các lĩnh vực còn chưa đồng đều
+ Một số lớp trang trí tạo môi trường còn mang tính hình thức, tốn kém về kinh tế, thời gian của giáo viên mà không hiệu quả trong công tác giảng dạy, một số giáo viên chưa nắm được cách xây dựng môi trường ngoài lớp học, kĩ năng cũng như hướng dẫn trẻ hoạt động.
+ Trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp; một số học sinh chưa biết tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá với môi trường giáo dục, một số học sinh chưa biết tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường giáo dục, điều kiện kinh tế của một số phụ huynh còn khó khăn dẫn đến chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
Từ những thực trạng đã nêu trên , để thực hiện tốt công tác “ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đã tập trung vào một số giải pháp sau:
III. Một số giải pháp “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016-2020”:
– Nhà trường xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện nhà trường và thực tế của địa phương. Chỉ đạo giáo viên thiết kế sắp xếp, trang trí môi trường sư phạm giáo dục trong lớp và môi trường bên ngoài theo hướng mở, nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo cho trẻ. Tận dụng một số nguyên vật liệu sẵn có, đễ kiếm tạo môi trường phong phú giúp trẻ tìm tòi khám phá tạo cơ hội cho trẻ được học tập vui chơi, không dạy những gì quá khó với trẻ, tập trung hoạt động dạy những gì trẻ yếu và trẻ cần, phù hợp với điều kiện và văn hóa địa phương.
Hình ảnh trang trí các góc trong lớp
– Do trường có 02 điểm nên trường đã chọn điểm chính để tập trung chỉ đạo làm mô hình điểm. Khuyến khích, khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc thực hiện chuyên đề
– Tập tập trung xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn, lành mạnh, xây dựng môi trường mở gắn với hoạt động của trẻ. Đổi mới hình thức tổ chức trong các hoạt động. Đã chú trọng việc lồng ghép nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục kĩ năng sống vào các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
Hình ảnh sân trường
– Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường qua việc tổ chức hội thi chuyên đề, hội thi “ Thông minh nhanh trí”, “Bé khỏe bé ngoan” “ Bé khéo tay”“ Bé tập làm nội trợ”, các hoạt động trải nghiệm tham quan một số nghề như thêu, dệt.
Hình ảnh trẻ tham gia các hội thi
– Tăng cường khai thác, vận dụng các nguyên vật liệu sẵn có đặc trưng của vùng miền để thu hút trẻ tham gia hoạt động như lá cây khô, một số loại hạt đỗ, ngô, sòi, đá… để trẻ xếp và tạo hình theo ý thích
Hình ảnh trẻ sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tạo hình theo ý thích
– Tạo Không gian chơi ngoài trời được bố trí phù hợp với không gian, diện tích tại điểm trường, như khu vui chơi ngoài trời với các gian hàng nhỏ cho trẻ tham gia chơi bán hàng, tạo nhiều góc chơi nhỏ như góc chơi với cát nước, góc chơi vận động, vườn rau của bé, góc thí nghiệm của trẻ, các chậu cây cảnh, các chậu có đất để trẻ có thể giao hạt trồng cây; khu vực chơi với cát nước trẻ có thể choi thả thuyền, đong nước, câu cá, thả vật nổi, vật chìm, xây lâu đài bằng cát, đào xới, cẽ ngón tay trên cát, in dấu, tạo sản phầm bằng khuôn..
– Tiếp tục chỉ đạo giáo viên thực hiện có hiệu quả công tác tự bồi dưỡng nhầm nâng cao chất lượng đội ngũ. Tăng cường tổ chức giao lưu chuyên môn, chuyên đề, chia sẽ kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với các đơn vị trường bạn. Tư vấn cho giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm theo phương pháp trải nghiệm.
– Tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt quan tâm đến việc phụ huynh đóng góp ngày công cũng như nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cũng như khuyến khích cha mẹ trẻ được tham gia hoạt động giáo dục, đánh giá và giám sát chất lượng giáo dục.
– Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên và đánh giá việc thực hiện chuyên đề để đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời những khó khăn vướng mắc khi thực hiện đánh giá kết quả thi đua khen thưởng của giáo viên dựa vào kết quả chất lượng học sinh
IV- Bài học kinh nghiệm
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non để cha mẹ trẻ và các nghành ở địa phương cùng hỗ trợ.
– Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc trong việc học tập và triển khai thực hiện chuyên đề.
– Trong quá trình thực hiện thì những hạn chế, sai sót là điều không thể tránh khỏi, do vậy mọi người cần thiết là đều phải có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe, chấp nhận hạn chế để khắc phục thự hiện tốt hơn.
Tác giả
Nguyễn Thị Hạnh