GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ HẠN CHẾ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH Ở TRƯỜNG MẦM NON TÂN CÔNG CHÍ

– Qua thực tế cho thấy vào đầu năm học, có rất nhiều phụ huynh chia sẽ với cô giáo chủ nhiệm, về việc ở nhà cháu cứ đòi xem điện thoại suốt. Phụ huynh còn chia sẽ rằng, nếu mà  không cho cháu xem điện thoại trẻ sẽ không chịu ăn, thậm chí còn ăn vạ, khóc lóc và văng đồ tứ tung…

Điện thoại thông minh ngày nay được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Nhiều người ta không còn sử dụng nó với mục đích chính là nghe gọi nữa mà được sử dụng với các ứng dụng hiện đại khác như: Nghe nhạc, xem phim, chat zalo, facebook, gửi gmail,…Có thể nói, từ khi điện thoại thông minh xuất hiện thì thuận tiện hơn trong công việc liên lạc và trao đổi thông tin. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó, thì xuất hiện không ít một số tác hại  như:

– Thứ nhất: Nhiều ba mẹ có thói quen sử dụng điện thoại thông minh trước mặt con. Từ đó hình thành cho cháu suy nghĩ  ba mẹ mình sử dụng điện thoại  suốt ngày được, thì mình cũng có thể sử dụng được . Bởi vì, bản thân của cháu chưa hiểu được tác hại của chiếc điện thoại  ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của mình.

Thứ hai: Bên cạnh đó ba mẹ, bận công việc, không có thời gian nhiều để chơi với con cũng như quan tâm và dạy dỗ các bé. Cho trẻ làm bạn với điện thoại để trẻ không quấy phá.

Thứ ba: Cô giáo chưa có biện pháp tuyên truyền kịp thời đến phụ huynh và trẻ ở lớp về tác hại của việc sử dụng điện thoại thông minh nhiều giờ và sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả trong giáo dục trẻ, chưa hướng dẫn được phụ huynh một số hoạt động và trò chơi ở nhà để tạo hứng thú cho trẻ thích chơi, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Để từ đó trẻ không còn đòi xem điện thoại nữa.

* Các giải pháp giúp trẻ hạn chế sử dụng điện thoại di động:  

– Dạy trẻ nhận biết các tác hại của việc sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều.

+ Dạy trẻ nhận biết tác hại của điện thoại:  Gây mỏi mắt, đau mắt, đau đầu, giảm thị lực, trẻ chậm nói hoặc cháy nổ điện thoại gây nguy hiểm đến tính mạng…

+ Đưa ra những hình ảnh, video báo động tác hại của điện thoại như hỏng mắt, tự kỷ, mất tập trung khi học, mất hành vi kiểm soát, trầm cảm…

– Dạy trẻ hạn chế dùng điện thoại thông qua các trò chơi.

+ Sưu tầm những hình ảnh tác hại của việc xem điện thoại, soạn một số câu truyện về tác hại của việc xem điện thoại…Và đưa ra những câu hỏi như: Các con có sợ điện thoại nổ không? Các con thấy điện thoại nổ có nguy hiểm không? Các con thấy đôi mắt của bạn này khi xem nhiều điện thoại có đáng sợ không. Từ đó tạo nên những hình ảnh sinh động mang tính tuyên truyền trực quan,

– Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ hạn chế tiếp xúc điện thoại.

 + Tạo một nhóm zalo của lớp để tuyên truyền về tác hại của điện thoại, có biện pháp cứng rắn với trẻ khi trẻ đòi chơi điện thoại; dành thời gian chơi với con nhiều hơn.

+ Thường xuyên thông tin kết quả về quá trình giáo dục và quan sát trẻ khi ở nhà với cô chủ nhiệm từ đó sẽ phối hợp điều chỉnh cho phù hợp hơn trên từng đối tượng trẻ khác nhau.

+ Ba mẹ phải là tấm gương sáng cho con.

– Sau đây là 1 số hình ảnh tại trường mầm non Tân Công Chí.

z5930014187509_8d7318e44db6e557cc3446a22fddeb90 z5930014573289_30757b2483ab01a51be3c4d0f685fbea z5930015532334_95e83077d9039c33499dec7dd9df85cf z5930016298947_611bb19ed0201cd249546c253dee0646

Nguồn: Mầm non Tân Công Chí                                          Tác giả: Đổ Thị Thu trang